Thủ tục hành chính: Thành lập Thư viện cấp xã (được ban hành kèm theo Quyết định số 4046/QĐ-UBND ngày 31/8/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố bộ thủ tục hành chính đang thực hiện tại cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội) - Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2
Trình tự thực hiện |
- Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính và nhận phiếu hẹn trả kết quả TTHC; - Cán bộ TNHS chuyển Bộ phận Văn hóa- Xã hội thụ lý hồ sơ ngay trong buổi làm việc; - Cán bộ Văn hóa- Xã hội thụ lý và giải quyết trong 03 ngày làm việc (tiến hành thẩm định các điều kiện thành lập thư viện, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định thành lập thư viện); - Cán bộ Văn hóa- Xã hội trình lãnh đạo ký Quyết định thành lập thư viện trong 1/2 ngày làm việc sau đó chuyển ngay về Bộ phận TNHSHC để trả kết quả cho công dân đúng hẹn. |
Cách thức thực hiện |
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa. |
Thành phần hồ sơ |
- Đơn đề nghị thành lập thư viện; - Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có; - Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú; - Nội quy thư viện; - Các tài liệu chứng minh về điều kiện, cơ sở vật chất cần thiết cho việc thành lập thư viện cấp xã. |
Số lượng |
01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Đối tượng thực hiện |
Tổ chức, cá nhân. |
Cơ quan thực hiện |
UBND cấp xã |
Kết quả thực hiện |
Quyết định hành chính |
Lệ phí |
Không |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện |
- Vốn tài liệu: + Số lượng bản sách: 1.500 bản sách Nội dung vốn tài liệu phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng bạn đọc. + Số tên báo, tạp chí:10 - Trụ sở (phòng thư viện) ở vị trí thuận lợi cho người sử dụng Thư viện. - Diện tích đảm bảo cho các bộ phận chức năng hoạt động theo quy định như sau: + Diện tích kho sách đáp ứng yêu cầu lưu giữ cho vốn tài liệu ban đầu và vốn tài liệu sẽ phát triển sau 15 năm theo định mức 2,5m2/1000 đơn vị tài liệu; + Diện tích phòng đọc đảm bảo tỷ lệ 2,5m2/chỗ ngồi đọc; + Diện tích nơi làm việc của nhân viên Thư viện theo định mức 6m2/1 người; + Ngoài ra còn có diện tích dành cho các hoạt động khác tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng Thư viện. + Số lượng chỗ ngồi đọc tối thiểu cho từng loại hình thư viện như sau: + Thư viện cấp xã vùng đồng bằng: 15 chỗ ngồi đọc, vùng miền núi: 10 chỗ ngồi đọc; - Trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như sau: + Giá để sách, báo phù hợp với từng loại hình, khổ cỡ tài liệu; + Giá, tủ trưng bày giới thiệu sách, báo mới: từ 1-2 tủ; + Bàn ghế của bạn đọc theo số lượng bạn đọc đã qui định đối với từng loại thư viện như đã quy định tại điểm a phần này; + Tủ mục lục tra cứu tài liệu: 1 tủ (24 hoặc 36 hoặc 48 ô phích); + Các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính từ 1-2 máy, các thiết bị đa phương tiện và viễn thông tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng Thư viện. - Có đủ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ Thư viện; - Có đủ kinh phído UBND cấp xã cấp (đối với Thư viện công cộng do UBND cấp xã thành lập cấp từ ngân sách của UBND cấp xã). |
Căn cứ pháp lý |
- Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000; - Nghị định Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thư viện; - Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; - Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT ngày 16/9/2003 hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện. |
Viết bình luận